10 Điều Nên Làm

10 Điều Nên Làm

Đối với người Đức, nhìn vào mắt là phép lịch sự tối thiểu. Trong bất kỳ loại hình giao tiếp nào, chẳng hạn nói chuyện, bắt tay, bạn đều phải nhìn vào mắt đối phương. Nếu không, họ sẽ cho rằng bạn đang không lắng nghe hoặc tập trung vào câu chuyện với họ.

Đối với người Đức, nhìn vào mắt là phép lịch sự tối thiểu. Trong bất kỳ loại hình giao tiếp nào, chẳng hạn nói chuyện, bắt tay, bạn đều phải nhìn vào mắt đối phương. Nếu không, họ sẽ cho rằng bạn đang không lắng nghe hoặc tập trung vào câu chuyện với họ.

Không phân loại, vứt rác sai chỗ

Người Đức rất coi trọng việc phân loại rác và thậm chí người dân sẽ bị phạt tiền nếu phân loại rác không đúng nơi quy định.

Hệ thống phân loại rác của Đức quy định những chiếc thùng có màu khác nhau sẽ thu gom những loại rác khác nhau.

♦ Thùng nâu: đựng rác có thể phân hủy được, ví dụ như: đồ ăn thừa (trái cây, thịt,...), bã trà,...

♦ Thùng xanh da trời: đựng giấy, ví dụ như: giấy báo, giấy viết, bìa cartoon,...

Tuy nhiên, giấy toilet, giấy ăn, giấy trang điểm, giấy lau mặt... không được để thùng này

♦ Thùng màu vàng: đựng rác đóng gói, các loại bọc thực phẩm, hộp đựng hàng hóa, bao bì làm từ nhựa – plastic hoặc nhôm (nylon bọc thực phẩm, chai nước uống, hộp đựng pizza, sữa tươi, vỏ hộp sữa đặc, vỏ lon bia,...)

♦ Thùng màu ghi: Các loại rác không phân loại được vào các thùng trên thì được xếp riêng và để ở đây. Sẽ có bảng hướng dẫn chi tiết hoặc hình vẽ để hướng dẫn người dân khi vứt những loại rác này.

Không thanh toán bằng thẻ tín dụng

Khác hoàn toàn với các nước Châu Âu khác, người dân Đức hầu hết thanh toán việc mua sắm của họ bằng tiền mặt. Sau dịch Covid 19, họ có xu hướng thay đổi nhưng không hoàn toàn. Thậm chí, có nhiều cửa hàng chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt.

Làm việc chui, không có giấy phép lao động là phạm luật ở Đức. Sẽ bị phạt tiền thậm chí phạt tù đối với người lao động và chủ lao động

Đứng bên phải khi đi thang cuốn

Khi bạn đi thang cuốn, bạn sẽ không phải tự di chuyển mà chỉ đứng chờ thang cuốn đi lên. Tốc độ thang cuốn không nhanh. Vì vậy, thường người đi thang cuốn sẽ đứng bên phải để nếu có người nào bận rộn cần đi nhanh thì họ có thể dễ dàng vượt qua bạn được.

Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng khi bạn đi thang cuốn ở Đức. Mọi người sẽ đứng thành một hàng bên tay phải thang cuốn mặc dù họ đi theo nhóm.

Không chọn nhầm màu hoa hồng

Nghi thức tặng hoa ở Đức khá phức tạp và có thể dễ dàng khiến bạn nhầm lẫn. Trong khi hoa hồng đỏ thường được sử dụng vào những tình huống lãng mạn thì hoa hồng trắng lại được dùng để trang trí mộ và dùng trong các đám tang. Chính vì vậy, để tránh nhầm lẫn, bạn nên nhờ người bán hoa tư vấn trước đã nhé.

Khi ở những nơi công cộng như trên tàu, trong các nhà hàng,... bạn không nên nói lớn tiếng hoặc la hét bởi vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến những người khác.

Không nói chuyện khi miệng còn thức ăn

Đây là phép lịch sự cơ bản trên bàn ăn. Đối với người Đức, họ thường nói chuyện rất to và rõ chữ. Khi bạn có thức ăn trong miệng, bạn không thể nói chuyện rõ ràng được, vì vậy, hãy nuốt xong rồi nói.

Người Đức có thể chờ bạn nhai xong thức ăn, 10 phút sau trả lời câu hỏi của họ cũng được. Nhưng đừng vừa nhai thức ăn vừa nói.

Người châu Á mình khi ăn hay nhai chóp chép, phát ra tiếng hoặc âm thanh phát ra khi nhai xương. Đối với người Đức, âm thanh này lại rất phản cảm.  Một phương pháp để tránh phát ra âm thanh khi ăn là hãy tập ngậm miệng lại khi nhai. Âm thanh khi bạn ngậm miệng và nhai sẽ đỡ ghê hơn là vừa mở miệng vừa nhai chóp chép.

Trên đây là những điều nên và không nên làm khi bạn giao tiếp và kết bạn với người Đức. Mỗi nền văn hóa có những điều khác biệt. Thông qua việc chia sẻ những hiểu biết cơ bản về văn hóa Đức, mình hy vọng nó sẽ giúp bạn hòa nhập tốt hơn trên chặng đường mới ở Đức.

Không được hỏi về thu nhập cá nhân, cụ thể là tiền lương

Đây cũng là một vấn đề nhạy cảm trong văn hóa Đức. Như  mình đề cập ở trên, một phần sự khác biệt trong thu nhập cá nhân đến từ giới tính. Một lý do khác là tôn trọng sự riêng tư và thu nhập cá nhân thuộc vào phần riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.

Không chúc mừng sinh nhật sớm

Đối với người Đức, đây là một điềm xui xẻo. Họ thường chúc mừng sinh nhật đúng ngày hoặc muộn và tránh chúc mừng sinh nhật sớm.

Không làm phiền vào khoảng thời gian cá nhân

Vào khoảng thời gian cá nhân của mình, đặc biệt là 10 giờ tối đến 7 giờ sáng, khoảng giữa trưa hoặc chủ nhật hoặc các ngày lễ, họ muốn được nghỉ ngơi. Vì vậy, nếu bạn làm ồn, họ có thể khiếu nại bạn với cảnh sát. Và thường thì các cửa hàng cũng đóng cửa vào chủ nhật.

Không được hỏi tuổi tác và cân nặng

Ở Việt Nam, con gái thường sợ bị hỏi về cân nặng. Nhưng ở Đức, hỏi về tuổi tác và cân nặng là hai điều tối kỵ, không chỉ riêng cho nữ giới mà cho tất cả mọi người. Vì vậy, trừ khi thực sự rất thân thiết, bạn đừng bao giờ hỏi về hai điều này.

Cảm ơn và xin lỗi (Danke und bitte oder entschuldigen)

Đây là hai chữ được nói thường xuyên nhất ở Đức. Người Đức tôn trọng sự riêng tư và rất coi trọng sự giúp đỡ từ người khác. Vì vậy, bất cứ khi nào nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ nhặt, họ cũng luôn luôn nói lời cảm ơn.

Một lần mình rủ bạn người Đức đi một làng nhỏ ở Hà Lan chơi. Cuối chuyến đi, ai cũng hài lòng và vui vẻ. Lúc chào nhau ra về, các bạn đều nói cảm ơn mình vì đã đề xuất ý kiến và địa điểm đi chơi.

Mình hơi ngạc nhiên vì mình muốn đi chơi và cần bạn đi chơi nên rủ. Tại sao các bạn lại cảm ơn. Nhưng theo các bạn, mình đã bỏ thời gian tìm hiểu địa điểm, thảo luận với mọi người để làm cho chuyến đi trở thành hiện thực nên họ cảm kích và cảm ơn mình.

Tất nhiên, ai cũng thích được nghe khen. Nhưng đối với người Đức, lời khen phải thật và chân thành chứ không phải là kiểu xã giao và làm vui lòng nhau.

Vì vậy, khi ở Đức, nếu bạn nhận được lời khen từ đồng nghiệp, từ sếp, thì hãy tự tin là bạn đã làm rất tốt bởi vì họ không dễ dàng đưa ra lời khen đâu.

Tặng quà đối với mình luôn là một công việc đau đầu nhất. Tuy nhiên, ở Đức, điều này thật sự rất đơn giản.

Thứ nhất, ở Đức, bạn chỉ tặng quà cho những người thực sự thân thiết. Nếu đồng nghiệp có sinh nhật nhưng bạn không thân lắm thì chỉ cần nói chúc mừng sinh nhật là được.

Thứ hai, nếu bạn bí quá không biết tặng gì, bạn chỉ cần hỏi thẳng người bạn muốn tặng là họ muốn nhận gì. Nhiều người Đức thực sự thích cách này hơn vì họ nhận được món quà mà họ hằng mong muốn.

Người Đức rất coi trọng giờ giấc. Đây cũng là một phép lịch sự cơ bản thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Vì vậy, khi được mời tham dự một buổi tiệc hay sự kiện, người Đức sẽ thường đến đúng giờ hoặc đến trước 5 hoặc 10 phút để có dịp hỏi thăm nói chuyện với người mời.

Mỗi quốc gia đều có những nghi thức và quy tắc bất thành văn riêng mà hầu như ai cũng biết và tuân thủ. Nếu bạn không muốn nhận những ánh nhìn không mấy thiện chí ở Đức, bạn nên tránh mười hành động sai lầm này.

Người Đức yêu thích luật lệ và quy tắc. Điều này hoàn toàn được áp dụng khi họ tham gia giao thông, đó là: không vượt đèn đỏ bởi họ phải làm gương để những đứa trẻ không bắt chước hành vi sai trái này. Chỉ cần bạn hơi „manh nha“ vượt đèn đỏ chút thôi, bạn sẽ bị những những người đợi đèn giao thông khác quát „Dừng lại“ và thậm chí nhận được vé phạt của cảnh sát ngay.

Không để xe đẩy siêu thị bừa bãi

Điều đặc biệt khi đi siêu thị tại Đức đó là bạn phải "thuê" xe đẩy để sử dụng bởi chỉ khi bỏ xu vào thì mới lấy xe đẩy được. Tuy nhiên, sau khi sử dụng xong, khi bạn để xe vào vị trí cất bạn có thể lấy lại được "tiền cọc" bạn đã dùng để thuê chiếc xe đó.

Bài viết đã tổng hợp 10 điều bạn không nên làm khi đặt chân đến quốc gia này, mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm đôi nét đặc sắc trong văn hóa sống của người dân bản địa cũng như hạn chế những "cú sốc văn hóa" khi đến đây.

Bạn muốn du học Đức, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Du học CHD nhé!!!

Hoặc gọi trực tiếp đến hotline (điện thoại/zalo) để được tư vấn nhanh nhất

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516

VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Quốc Cường Building, số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình

Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696

Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

Người Việt Nam có câu: nhập gia tùy tục. Câu này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn đúng khi bạn đi ra môi trường quốc tế. Trong văn hóa Đức cũng có những điều bạn phải học làm theo và những điều tối kỵ nên tránh. Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn những cách ứng xử cơ bản nhất trong những ngày đầu tiên đến Đức.