Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo thu nhập cho người tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động...Vậy Bảo hiểm xã hội là gì? Các loại chế độ và quyền lợi của người tham gia như nào? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo thu nhập cho người tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động...Vậy Bảo hiểm xã hội là gì? Các loại chế độ và quyền lợi của người tham gia như nào? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. (Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014)
1) Chế độ hưu trí là quyền lợi được trả hàng tháng cho người tham gia khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đủ 20 năm và đạt đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
2) Chế độ tử tuất là quyền lợi được trả một lần (trợ cấp mai táng, tuất một lần) cho người thừa kế hoặc thân nhân của người tham gia BHXH khi họ qua đời. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong khi hưởng lương hưu, rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định và được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể là bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Riêng đối với người tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện sẽ được lựa chọn phương thức đóng linh họat và phù hợp với thu nhập, từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
Trên đây là những điều cần biết về bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn có câu hỏi khác liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ với EBH hoặc Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (phí 1000đồng/phút) để được hỗ trợ.
VĂN PHÒNG BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Địa chỉ: Số 2a Thất Khê, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng
Số điện thoại: 0225.3822834 - 0225.3821882
Email: [email protected]
Website: https://haiphong.baohiemxahoi.gov.vn Phòng Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: 0225.3822.834 - 0225.3822.014 Phòng Quản lý thu: 0225.3569.358 - 0225.3821.552 Phòng Cấp Sổ, thẻ: 0225.3822.130 - 0225.3746.937 Phòng Chế độ BHXH: 0225.3746.673 Phòng Giám định BHYT 1: 0225.3842.196 Phòng Giám định BHYT 2: 0225.3842.196 Phòng Kế hoạch - Tài chính (Kế toán): 0225.3746.674
Số điện thoại hotline hỗ trợ của các cơ quan BHXH quận, huyện thuộc Thành phố Hải Phòng:
1. BHXH quận Hồng Bàng Địa chỉ: 40 Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng Điện thoại: 0225 3746 007
2. BHXH quận Ngô Quyền Địa chỉ: Khu tái định cư Lô 20B, Khu đô thị mới Ngã năm - Sân bay Cát Bi, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (phía sau Siêu thị BigC; đi đường Lê Hồng Phong rẽ vào tuyến đường cạnh tòa nhà Thùy Dương Plaza, hết khu tòa nhà Thùy Dương Plaza rẽ tay trái sau đó đi thẳng khoảng 100 mét). Số điện thoại liên lạc: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: 02253 826 582 - Bộ phận kế toán: 02253 832 748 - Bộ phận thu: 02253 550 551 - Bộ phận cấp sổ thẻ: 02253 550 373 - Bộ phận chế độ BHXH: 02253 652 798
3. BHXH quận Lê Chân Địa chỉ: Số 126 Hai Bà Trưng, Phường An Biên, Quận Lê Chân, Hải Phòng. Số điện thoại: 0225 3 851322
4. BHXH quận Hải An Địa chỉ: Đường Hạ Lũng, quận Hải An, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0225.3619.018
5. BHXH quận Kiến An Địa chỉ: số 131, đường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Số điện thoại liên hệ: 0225 3876 140
6. BHXH quận Dương Kinh Địa chỉ: Km số 10, đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Số điện thoại liên hệ: 0225 3581 375.
7. BHXH quận Đồ Sơn Địa chỉ: Số 231, đường Lý Thánh Tông, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0225 3861 132.
8. BHXH huyện Bạch Long Vĩ Địa chỉ: tổ 7, đường Hạ Lũng, phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Số điện thoại liên hệ: 0225 3517 580.
9. BHXH huyện Thủy Nguyên Địa chỉ: Xã Thuỷ Sơn, Huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng Số điện thoại: 0225 3874 478
10. BHXH huyện An Dương Địa chỉ: 16 ĐT351, thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0225.3871.654
11. BHXH huyện An Lão Địa chỉ: thị trấn An Lão, Huyện An Lão, Hải Phòng. Số điện thoại: (0225) 3872254
12. BHXH huyện Tiên Lãng Địa chỉ: Khu 7 Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Điện thoại: 0225 3822 824
13. BHXH huyện Vĩnh Bảo Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0225.3884.345
14. BHXH huyện Kiến Thụy Địa chỉ: 8 Cẩm Xuân, thị trấn Núi Đôi, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Số điện thoại: 0225 3881307
15. BHXH huyện Cát Hải Địa chỉ: Số 38 Tổ 19 Khu IV Cảng Cá Cát Bà, Huyện Cát Hải, Hải Phòng. Số điện thoại liên hệ: (0225) 3888311
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng 05 chế độ BHXH gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất tương ứng với các quyền lợi sau đây:
1) Quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau và sẽ được nghỉ việc, nhận trợ cấp ốm đau theo thời gian điều trị và mức đóng bảo hiểm xã hội.
2) Quyền lợi khi mang thai và sinh con: Người lao động được hưởng chế độ thai sản và sẽ được nghỉ thai sản, nhận trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động là nam giới có vợ sinh con cũng sẽ được nghỉ làm việc để chăm sóc vợ và con nhỏ.
3) Quyền lợi khi tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và sẽ được miễn phí khám chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng và nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức độ tổn thương, suy giảm sức khỏe.
4) Quyền lợi khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động: Người lao động được hưởng chế độ hưu trí và sẽ được nhận lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp bảo hiểm một lần theo quy định của pháp luật.
5) Quyền lợi khi chết: Người thừa kế, thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất và sẽ được nhận trợ cấp theo quy định của pháp luật gồm các khoản sau:
- Trợ cấp mai táng: được trả một lần cho người lo mai táng khi người lao động chết, bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
- Trợ cấp tuất hàng tháng: được trả hàng tháng cho thân nhân của người lao động khi họ chết, bằng một tỷ lệ phần trăm của lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
- Trợ cấp tuất một lần: được trả một lần cho thân nhân của người lao động khi họ chết, bằng một tỷ lệ phần trăm của tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.
Với mỗi quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động cần đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện làm thủ tục theo đúng quy định gửi cơ quan BHXH để được giải quyết.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất
Quy định tại Điều 4 Luật BHXH 2014 các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam gồm 05 chế độ sau:
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng toàn bộ 05 quyền lợi trên. Trong khi đó người tham gia BHXH tự nguyện sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, đối với nhóm đối tượng đặc biệt được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH sẽ được hưởng bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ BHXH thông qua các khoản tiền trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục đóng BHXH thì có thể bảo lưu quá trình đóng BHXH trước đó hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng được tính theo mức tiền lương tháng đóng BHXH và thời gian đóng.
Để được hưởng các chế độ BHXH và quyền lợi BHXH, người tham gia cần thực hiện các bước sau đây:
1) Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo đối tượng theo quy định và điều kiện tham gia.
2) Đóng đầy đủ và đúng hạn tiền đóng BHXH theo mức đóng và thời gian quy định.
3) Người tham gia quản lý và cập nhật sổ BHXH, báo cáo kịp thời với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin cá nhân hoặc tình trạng lao động.
4) Khi gặp các biến cố hoặc rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, người tham gia BHXH cần làm hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH để xét duyệt và hưởng các chế độ BHXH tương ứng.