Cải Lương Chế Linh

Cải Lương Chế Linh

Các tác phẩm nghệ sĩ Linh Trúc trình bày (2 tác phẩm)

Các tác phẩm nghệ sĩ Linh Trúc trình bày (2 tác phẩm)

Khủng hoảng 1: Cơn sốt điện ảnh và vô tuyến truyền hình

Đầu thập niên 1970, khi trào lưu phim chưởng Hồng Kông tràn vào, thị phần cải lương và thoại kịch đều sa sút, nhiều đoàn tan rã. Cầm cự được đến năm 1972 thì phải cho người ngoài mướn cảnh trí, phông màn, phục trang, ánh sáng... Tài tử trong đoàn được phép đi thâu dĩa, đóng phim kiếm kế sinh nhai. Nghệ sĩ Thanh Nga còn phải sang đoàn Dạ Lý Hương hát tạm, lúc rảnh thì quậy siro cho các cháu đi bán dạo kiếm thêm. Kép Hữu Thình và vợ Thanh Lệ lên Long Khánh mua bắp về bán theo kí. Nghệ sĩ Bảo Quốc và vợ Thu Thủy đẩy xe sinh tố vỉa hè.

Đoàn cũng cho phép nghệ sĩ Hữu Phước thuê xác gánh để lập đoàn Thanh Minh - Hương Lan, nhưng không trụ nổi ở Sài Gòn đành xuống Gò Công trương biển hiệu. Tuy nhiên, chỉ vài tháng đoàn này cũng rã.

Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga cứ tồn tại lay lắt đến thời điểm 30 tháng 04. Khi chính quyền mới lên, đa số gánh hát miền Nam rã ngũ.

Tháng 08 cùng năm, Thanh Minh - Thanh Nga bất ngờ tái xuất tại rạp Hưng Đạo với tuồng Tấm lòng của biển, chỉ vài giờ đồng hồ đã bán sạch vé. Thanh Minh - Thanh Nga thời kì này trở lại là gánh hát có lượng khán giả quan tâm lớn nhất.

Năm 1976, đôi nghệ sĩ Phùng Há - Thanh Nga được chính phủ đặc cách mời ra Hà Nội tái diễn vở Phụng Nghi Đình[3] để chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV.

Năm 1978, khi xảy ra Vụ án Thanh Nga, không khí trong đoàn tạm chùng xuống, tuy nhiên suất diễn vẫn không ngưng.

Năm 1979, do chính sách quốc hữu hóa doanh nghiệp và biểu diễn nghệ thuật, như mọi đoàn khác, Thanh Minh - Thanh Nga nằm dưới quyền quản lí trực tiếp của Sở Văn hóa Thông tin Thành phố với tên gọi Đoàn Nghệ thuật Cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Sở cử cán bộ và kế toán về lo các khoản thu chi, phương thức hoạt động, bà Nguyễn Thị Thơ chỉ gánh phần chuyên môn.

Năm 1985, sau hai cái tang liên tiếp nữa, bà bầu Thơ nghỉ hẳn. Đến năm 1988 thì bà mất. Thời kì này, nhân sự đoàn chủ yếu là thân nhân trong gia đình.

Năm 1986, chính sách Đổi mới cho phép các tổ chức biểu diễn nghệ thuật tư lập cũ mới được tự do hoạt động. Thanh Minh - Thanh Nga đăng kí bảo hộ thương mại với danh xưng Đoàn cải lương Thanh Nga. Bấy giờ, mọi doanh thu đều dựa vào tên tuổi nghệ sĩ Bảo Quốc, người đang nổi với danh hiệu đệ nhất danh hài nhờ loạt kịch phẩm truyền hình Trong nhà ngoài phố.

Trong suốt thập niên 1990, Bảo Quốc là một trong những danh hài đắt sô nhất Việt Nam, góp mặt trong hàng ngàn băng từ, liên tục lên truyền hình và điện ảnh. Mặc dù chuyên đóng vai hề, nhưng khi ông vừa về Nhà hát Trần Hữu Trang đã lĩnh lương hạng A, tương đương mọi kép chánh. Đoàn Thanh Nga thời này hoạt động trầm hơn, nhưng nhiều tài tử trong đoàn trở thành tên tuổi được ưa chuộng và có mật độ xuất hiện trên băng đĩa rất lớn.

Nhưng sang thập niên 2000, khi phong trào cải lương lâm cảnh đắp chiếu, nghệ sĩ nhiều người phải bỏ nghề hoặc lấn sang địa hạt truyền hình. Sân khấu cổ truyền hầu như chỉ xuất hiện tại các hoạt động thiện nguyện hoặc lễ lạt, một loạt hình mới là tấu hài được coi như cứu vãn tạm thời.

Năm 2005, ông bầu Hữu Lộc lập Công ty Nụ Cười Mới, vinh danh được một số tài tử như Nhật Cường, Hoài Linh, Trường Giang, Chí Tài, Hứa Minh Đạt, Lâm Vỹ Dạ, Nam Thư, Tân Chề, Long Đẹp Trai, Quách Ngọc Tuyên, Hoàng Mèo, Đại Ngọc Trâm... Năm 2010, nghệ sĩ Hữu Lộc mất, nghệ sĩ Vũ Văn Long (Long Đẹp Trai) kế nhiệm chức giám đốc. Đến năm 2018, thì Nụ Cười Mới phải tuyên bố phá sản do nghệ sĩ gạo cội đi hết, vé bán ra không bù lỗ được.

Theo lời nghệ sĩ Bảo Quốc, ngày nay tuy đoàn vẫn hoạt động âm thầm nhưng phải chuyển hướng đa lĩnh vực để đảm bảo thu nhập cho nghệ sĩ và nhằm bảo lưu thương hiệu Thanh Nga[4].

Chế Linh (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942)[1] là nam ca sĩ người Chăm nổi tiếng, đồng thời là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi và Lưu Trần Lê. Ông nổi danh từ thập niên 60 và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu ("Tứ trụ nhạc vàng") với bốn phong cách khác nhau, ba người còn lại là: Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường.[2]

Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942[1] tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Cha mất sớm khi Chế Linh mới được 4 tuổi. Sau khi học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, Chế Linh theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang.

Tháng 8 năm 1959, ông quyết định vào Sài Gòn một mình Ông làm việc cho một ông chủ người Việt gốc Hoa rất tốt bụng – người này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.

Năm 1962, đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa tuyển ca sĩ theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hòa. Chế Linh đã theo đoàn này hát cùng với Châu Kỳ, Trúc Phương vì tiền lương rất nhiều. Hai năm sau, đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm tài xế chở đá tại núi Bửu Long (Biên Hòa) chung với nhạc sĩ Bằng Giang. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc – tình yêu âm nhạc đã bắt đầu nảy nở trong Chế Linh. Nhạc sĩ Bằng Giang là người hiểu rõ ý định của Chế Linh nên khi nhận thấy ông đủ sức đã khuyên ông theo nghề ca hát. Nhiều bài hát nổi tiếng được ông cùng Bằng Giang sáng tác như Bài ca kỷ niệm, Đêm buồn tỉnh lẻ, Đoạn tái bút,... Khoảng một năm sau, Châu Kỳ và Trúc Phương tìm ra chỗ ở của Chế Linh và khuyên ông trở về Sài Gòn. Hai nhạc sĩ quyết định sáng tác cho riêng Chế Linh những nhạc phẩm về lính, không nhắm đặc biệt vào một binh chủng nào và lời ca dễ hiểu.[3]

Năm 1964, Chế Linh hợp tác với hãng dĩa Continental cho ra đời đĩa than đầu tay Vùng biển trời và màu áo em và sau đó ký hợp đồng với hãng Dĩa Hát Việt Nam.

Mặc dù ca sĩ nữ song ca đầu tiên với ông là Thanh Tâm, nhưng Thanh Tuyền mới là người song ca ăn ý nhất. Khoảng 1967–1968, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm Hái hoa rừng cho em của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở nên ăn khách một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này.

Năm 1972, Chế Linh đoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức. Vì mùa hè đỏ lửa 1972, Chế Linh bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cấm hát vì lời hát không phù hợp.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt tại ga Sông Mao, Hải Ninh, Bắc Bình vì tội "phản động". Sau 28 tháng biệt giam, ông vượt biên thành công sang Malaysia, sau đó định cư tại Toronto, Canada. Tại đây, ông mở vài cơ sở kinh doanh và trình diễn nhiều nơi có người Việt cư ngụ.

Năm 2007, lần đầu tiên ông theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam.

Năm 2011, ông tổ chức liveshow 30 năm tái ngộ tại Hà Nội. Trong những năm sau đó, ông nhiều lần trở lại Việt Nam để du lịch và biểu diễn.

Năm 21 tuổi, Chế Linh lấy người vợ đầu tiên và có 5 đứa con sau 4 năm chung sống.

Khi đứa con thứ 5 vừa biết đi chập chững thì Chế Linh ly dị người vợ đầu để cưới người vợ thứ hai là em gái của vợ trước. Chế Linh sống với người vợ thứ hai này được 4 năm và sinh tiếp 4 đứa con.

Năm 1972, Chế Linh cưới người vợ thứ ba là Thúy Hằng mới 17 tuổi. Ông có thêm 2 người con với người vợ này. Năm 20 tuổi, bà Thúy Hằng tự sát.

Cuối năm 1975, Chế Linh tổ chức đám cưới với bà Vương Nga và có thêm 3 đứa con.

Về bút danh Tú Nhi khi sáng tác nhạc, Chế Linh cho biết có nghĩa là đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú vì "Tôi thích cái tên đó. Khi tôi còn nhỏ xíu, người ở trong làng thường bảo thằng bé này dễ thương". Còn bút danh Lưu Trần Lê, ông giải thích "Bút danh này ghép từ họ của tôi với họ của người vợ thứ nhất và người vợ thứ nhì".[4]

Những bài có dấu * ký bút hiệu Lưu Trần Lê.