“Mới 30 thôi mà, vẫn còn trẻ” – suy nghĩ này hiện diện rất nhiều ở lớp thanh niên trong độ tuổi 30. Điều này có thể đúng trong quá khứ nhưng ở hiện tại, khi mà 35 tuổi đã khó xin việc làm thì tuổi 30 chắn chắn không thể thong dong như xưa nữa. Bài viết “Tuổi 30 như thế nào là thất bại” mà quân sư TalentBold sắp gửi đến sau đây sẽ càng thức tỉnh mạnh mẽ hơn định hướng hành động đúng đắn mà người trẻ cần lựa chọn. MỤC LỤC: 1. Thất bại là gì? Vì sao tuổi 30 cần đánh giá về sự thất bại? 2. Dấu hiệu phản ánh thất bại ở tuổi 30 3. Nguy hại khi để những thất bại tuổi 30 đeo bám 4. Làm thế nào để tránh được thất bại ở tuổi 30?
“Mới 30 thôi mà, vẫn còn trẻ” – suy nghĩ này hiện diện rất nhiều ở lớp thanh niên trong độ tuổi 30. Điều này có thể đúng trong quá khứ nhưng ở hiện tại, khi mà 35 tuổi đã khó xin việc làm thì tuổi 30 chắn chắn không thể thong dong như xưa nữa. Bài viết “Tuổi 30 như thế nào là thất bại” mà quân sư TalentBold sắp gửi đến sau đây sẽ càng thức tỉnh mạnh mẽ hơn định hướng hành động đúng đắn mà người trẻ cần lựa chọn. MỤC LỤC: 1. Thất bại là gì? Vì sao tuổi 30 cần đánh giá về sự thất bại? 2. Dấu hiệu phản ánh thất bại ở tuổi 30 3. Nguy hại khi để những thất bại tuổi 30 đeo bám 4. Làm thế nào để tránh được thất bại ở tuổi 30?
Vài tháng hay 1-2 năm lại nhảy việc sang nơi khác, coi như phải bắt đầu lại từ đầu, vậy thì làm sao có thể hiểu sâu về nghiệp vụ đặc thù tại nơi làm việc, làm sao có những cải tiến nâng cao hiệu suất bằng những nhân sự lâu năm. Chưa kể, thành tích được doanh nghiệp ghi nhận cũng ít hơn nên cơ hội được đề bạt thăng tiến rất mong manh.
Mỗi ngày, bước chân ra đường là đều cần dùng đến tiền, ít thì cũng phải là chi phí xăng xe đi lại, ăn sáng, ăn trưa…, nhiều thì có thể là các khoản tiền phòng trọ, học phí cho con, sinh nhật/ đám cưới, trả lãi vay… Không kiểm soát tốt tài chính thì bản thân lúc nào cũng phải quay vòng cân nhắc chi tiêu. Tâm trạng muộn phiền, mệt mỏi thì còn tâm trí đâu để làm việc tốt hơn hay làm thêm việc kiếm thêm thu nhập nữa. Xem thêm tại>>>Rust Out: Khi công việc không còn mang lại sự “Kích Thích” cho bạn
Thất bại là cụm từ phản ánh việc một ai đó không đạt được mục tiêu, sự mong muốn, kỳ vọng trong một khía cạnh sống nào đó. Có thể là công việc, hôn nhân, học tập… Điều đáng nói là những mong muốn, kỳ vọng này không hẳn đến từ chính chủ thể được đánh giá mà có thể đến từ xã hội, gia đình… xung quanh chủ thể đó.
Tiêu chuẩn đánh giá thất bại không có sự nhất quán hay luật định nào cả, tất cả sẽ tùy thuộc vào khía cạnh đánh giá, môi trường đánh giá và cả những quan điểm sống ở mỗi thời đại, cũng như của từng cá nhân trong thời đại đó. Vì vậy, tiêu chuẩn thất bại của ngày xưa sẽ rất khác so với ngày nay và đặc biệt càng khác hơn so với thời đại công nghệ số.
Tuổi 30 ngày nay được kỳ vọng cao về sự ổn định và thành đạt, bởi lẽ sự phát triển của thời đại công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển vượt bậc cho người trẻ. Mỗi ngày trên mạng xã hội có hàng chục tấm gương thành đạt (thật cũng có, mà phông bạt cũng có) khiến cho gánh nặng thành công của người 30 tuổi càng nặng nề hơn. Việc đánh giá thất bại ở tuổi 30 là xu hướng của xã hội, nhưng cũng là một liều thuốc giúp thức tỉnh sự nỗ lực tăng tốc từ lớp thanh niên trong độ tuổi này.
Ỷ vào sức trẻ, ỷ vào cơ hội kiếm thu nhập vẫn còn ở phía trước nên rất nhiều bạn trẻ ở tuổi 30 vẫn chưa có ý thức tiết kiệm. Tiền lương kiếm được có khi chưa hết tháng đã xài hết rồi, còn phải nhờ “viện trợ” từ cha mẹ để có thể trang trải những ngày cuối tháng nữa. Có những bạn còn vay nợ người quen xung quanh để thỏa mãn những thú vui nhất thời của cá nhân như chơi game, sắm quần áo, ăn uống sang chảnh…
Mối quan hệ là một trong những nền tảng hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của bản thân nên dù là trong công việc, cuộc sống hay tình cảm, chúng ta đều cần vun đắp và giữ gìn. Nhưng ngược lại, nhiều bạn trẻ ngày nay dựa vào công nghệ trực tuyến, tin rằng mình có thể có được nhiều mối quan hệ mới, không nhất thiết phải chịu đựng hay phải thay đổi bản thân vì một mối quan hệ nào cả. Điển hình là những tình yêu chóng vánh mau đến mau đi, những giận hờn tranh cải với đồng nghiệp vì luôn cho “cái tôi” của mình là nhất.
Không hiếm những bạn chỉ mới 30 nhưng nhìn như U40, U50 rồi. Có nhiều người vì mưu sinh sớm nên ngoại hình bị lão hóa nhanh nhưng đa phần giới trẻ ngày nay lại do thức khuya nhiều, cày game liên tục, trong tuần hay cuối tuần đều có thể lai rai nhậu được… mà lại lười tập thể dục. Kết quả sức khỏe bị hao mòn khá nhanh, nhiều bệnh tật về cả thể chất lẫn tinh thần đã không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi nữa mà đang dần được “trẻ hóa”
Khía cạnh tinh thần cũng phản ánh sự thất bại ở tuổi 30 vì ở lứa tuổi này, đã có nhiều trải nghiệm sóng gió ở cuộc đời, vậy mà bản thân không làm chủ được cảm xúc của chính mình, để cho môi trường xung quanh chi phối. Ngoài việc không hiểu được nhân sinh quan, những bạn trẻ tuổi 30 này còn không hiểu được chính mình. Có thể bạn quan tâm>>>Vượt Qua OT “Quá Dễ” Với 10 Tips
“Thất bại là mẹ thành công” nhưng nếu để thất bại tuổi 30 cứ đeo bám riết thì thành công không thấy mà chỉ toàn thấy hệ lụy tệ hại thôi:
Sức khỏe không tốt thì dù bạn có uống mấy ly café hay bổ sung thuốc hỗ trợ, não bộ vẫn không thể tỉnh táo, minh mẫn và linh hoạt tốt được. Chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống rất khó cải thiện, đi làm mà như đi trả nợ cho xong, về đến nhà đến cơm cũng không thiết ăn vì người mệt lả.
Tuổi 30 đã chạm mốc nhưng thất bại ở tuổi 30 thì chắc chắn không ai muốn chạm vào. Vậy làm sao để tránh được những thất bại này?
Ra trường, đi làm, kiếm tiền là giai đoạn đầu của cuộc đời và ắt hẳn ai ở tuổi 30 cũng phải trải qua. Do đó, để tránh việc bản thân cứ nhảy hết vị trí này đến vị trí khác thì khi chọn ngành học, chúng ta cần có sự cân nhắc theo nhiều tiêu chí:
Tiêu chuẩn tuyển dụng dành cho vị trí đó ở hiện tại và dự đoán trong tương lai
Mức lương, lĩnh vực tuyển dụng phổ biến cho ngành học đó…
Làm tốt điều này ngay từ khi mới 18 đôi mươi thì hành trình đến năm 30 tuổi của bạn sẽ là sự tích lũy đều đặn năng lực chuyên môn, không phải mất thời gian bắt đầu lại từ đầu hết lần này đến lần khác.
Chọn đúng nghề rồi nhưng để phát triển lâu dài, ổn định thì môi trường làm việc rất quan trọng. quân sư TalentBold khuyên bạn nên cố gắng trong 3 năm đầu hãy xác định được nơi làm việc phù hợp và gắn bó bền bỉ trong những năm sau đó.
Trong thời gian 3 năm này, bạn có thể nhảy việc nhưng nơi làm việc sau cần có sự cân nhắc và lựa chọn để đó thật sự là nơi tốt hơn nơi cũ. Ví dụ, nơi đầu tiên bạn chủ yếu lấy kinh nghiệm thực tế nên quy mô nhỏ cũng được, môi trường yêu cầu đa nhiệm cũng được, nhưng sang nơi thứ hai thì cần có phòng ban bài bản, công việc chuyên môn rõ ràng để bản thân được đào sâu nghiệp vụ.
Dù lương ít hay nhiều thì ngay sau khi nhận lương, bạn cần dành tiền cho các khoản chi tiêu thiết thực trước, cụ thể là tiền nhà, tiền điện nước, tiền gạo mắm muối, tiền xăng xe, tiền trả lãi vay…, tiếp đến là tiền dự phòng cho sinh nhật, đám cưới, sửa xe, mua thuốc cảm… , cuối cùng là một khoản trích cho tiết kiệm.
Sau khi đã phân bổ đủ thì còn dư bao nhiêu, bạn có thể bỏ túi dùng riêng. Hãy luôn cố gắng để không xài vượt quá tài chính bản thân có được. Như vậy, bạn sẽ không phải đau đầu vì thiếu hụt tài chính như cách “chi tiêu trước, tiết kiệm sau” hay “xài trước, trả sau” như nhiều bạn trẻ đang làm.
Việc duy trì một mối quan hệ tốt không nhất thiết phải dành thật nhiều thời gian, phải tốn thật nhiều tiền bạc, đôi khi chỉ là sự quan tâm, hỏi han, hỗ trợ nhau trong công việc cũng đủ để bạn duy trì sợi dây gắn kết rồi. Trong quan hệ tình cảm cũng vậy, dù là vợ/chồng hay người yêu thì sự quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng nhau, chủ động điều chỉnh “cái tôi” của bản thân trong giao tiếp, nhất là khi có tranh luận phát sinh.
Sức trẻ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn, nhưng không có nghĩa là sự hao mòn không xuất hiện. Do đó, những gì không có lợi cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, thức khuya, ăn thức ăn nhanh… nên hạn chế tối đa. Đồng thời mỗi ngày, nên dành 30 phút cho việc tập thể lực, vừa tốt cho thể chất, vừa lành mạnh cho tinh thần.
Những tiêu chuẩn cứng nhắc đánh giá tuổi 30 thế nào là thất bại của xã hội chỉ nên lấy tham khảo chứ không nhất thiết phải lấy. Mốc 30 tuổi vẫn còn hội đủ mọi điều kiện để vực dậy mọi thứ từ sự nghiệp, hôn nhân, cho đến các mối quan hệ. Điều quan trọng quân sư TalentBold muốn nhấn mạnh chính là bản thân chúng ta phải ý thức được bản thân đang nằm trong khu vực của sự thất bại, và phải bừng tỉnh ngay lập tức, quyết tâm thoát ra khỏi khu vực đó. Mọi sự trì trề, ỷ lại, đánh giá thấp tác động của những thất bại ở hiện tại đều có thể trả giá trong tương lai không xa. Hãy hành động ngay và luôn bạn nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Phương Uyên, 33 tuổi, ở TP HCM tự nhận mình là người thất bại bởi từ đầu năm đến nay đã gửi CV đi khắp nơi mà chưa được công ty nào nhận.
Tuổi này, bạn bè cô đều đã lên vị trí quản lý, trưởng phòng, leader, còn cô vẫn miệt mài ứng tuyển làm nhân viên. "Cuối năm ngoái tôi đã từ chối một tổ chức giáo dục với mức lương, phúc lợi và cơ hội thăng tiến tốt vì lý do con nhỏ", Uyên nói.
Gần nửa năm đi "rải CV", trong lần phỏng vấn gần nhất, một vị sếp người Hàn Quốc đã thẳng thắn từ chối vì Uyên có con nhỏ và họ cần những nhân viên cống hiến 100%, "không bị ảnh hưởng bởi gia đình". Tình trạng thất nghiệp kéo dài khiến Uyên suy nghĩ, thậm chí nghi ngờ khả năng của chính mình.
Chút tự tin cuối cùng của Uyên đã hoàn toàn tan biến khi đọc chủ đề "Sau 35 tuổi, thậm chí sau 30, mà phải gửi CV để cho người ta xem xét, có thể xem là một thất bại", được bàn thảo sôi nổi trên mạng xã hội với hàng triệu bình luận.
Phát ngôn này của một doanh nhân có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kinh doanh - nghiên cứu thị trường cho rằng những lao động trên 30 tuổi hiện khó cạnh tranh được với Gen Z. "Ở tuổi này muốn chuyển công việc thì phải để headhunt (người tuyển dụng nhân tài) đến tìm mình, hoặc tự bứt ra kinh doanh", doanh nhân nói.
Nhiều người đã kể những khó khăn khi thất nghiệp ở độ tuổi 30-35, bị kỳ thị tuổi tác và phải mất nhiều tháng, nhiều năm đi "rải CV" mới mong tìm được việc.
Một lao động trên 35 tuổi tìm việc tại một hội chợ việc làm ở Long Biên, Hà Nội đầu năm 2023. Ảnh: Phan Dương
Khi đọc được quan điểm này, anh Nguyễn Tiến Lung, 36 tuổi, bỗng cảm thấy cần phải được "chữa lành".
31 tuổi anh nộp CV vào Vinmec. 34 tuổi làm đơn xin vào NovaMed. 35 tuổi ứng tuyển vào fBioMed. "May quá chỗ nào cũng được nhận", anh Lung, quản lý một phòng xét nghiệm tư nhân ở Hà Nội chia sẻ.
Theo anh, không người lao động nào muốn nhảy việc nhưng vì nhiều lý do từ cả hai phía nên phải chia tay nhau. Đi xin việc mới không phải là thất bại, đôi khi là bước tiến khi chỗ cũ không còn phù hợp với năng lực và mục tiêu của bản thân. Mỗi người có một hoàn cảnh, quá trình học tập, làm việc và thành công ở một độ tuổi khác nhau.
"Tôi nghĩ 30 hay 35 còn khá trẻ, đang là giải đoạn tích lũy, việc thay đổi chỗ làm không nên bị đưa ra làm tiêu chí đánh giá một người thất bại", anh Lung nói.
Chung quan điểm, anh Nguyễn Quang Thắng, nhà sáng lập một công ty về đào tạo kỹ năng mềm cho biết không có mẫu số chung cho những người sau 35 tuổi hay Gen Z, Gen Y; càng không nên đánh đồng bất cứ ai. Nếu coi 35 tuổi đã già là quá thiển cận.
"Vẫn còn nhiều người Việt có cách nghĩ cổ hủ. Ai cũng muốn làm thầy, không ai chịu làm thợ và coi thường những người làm việc trực tiếp. Quan điểm này bất công cho những người sau 35 tuổi, đặc biệt những người có trình độ lao động thấp sẽ thấy tủi thân", anh chia sẻ.
Đã và đang sửa nhiều CV cho lao động tuổi 35, anh Thắng cho biết không phải họ kém cỏi hay thái độ không tốt, đơn giản nhiều người chưa có kinh nghiệm làm CV, hoặc chưa nhảy việc nhiều nên thiếu kinh nghiệm.
"Bản thân tôi 34 tuổi mới ngồi tập viết CV kiếm việc làm, đi lên từ vị trí nhân viên, đến hiện tại ở tuổi 51 vẫn có các công ty mời về. Tôi lấy lại được những mảnh đất, nhà cửa, những gì đã mất ở tuổi 34 sau hai lần khởi nghiệp", anh nói.
Anh Nguyễn Tiến Lung (trái) tham dự Triển lãm y dược quốc tế tại Hà Nội, hôm 9/5. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, ông Bùi Đoàn Chung, nhà sáng lập cộng đồng Nghề Nhân sự Việt Nam cho rằng thất nghiệp là tình trạng đôi khi không phụ thuộc và bản thân người lao động.
Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, chịu ảnh hưởng bởi cung và cầu. Như ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đức hiện nay, vì thiếu nguồn nhân lực nên lao động lớn tuổi vẫn phải làm việc. Việt Nam có hơn 52 triệu người trong độ tuổi lao động, đang dư thừa so với số lượng công việc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều công ty, doanh nghiệp rút khỏi thị trường và sự lấn át của AI.
Trong báo cáo "Xu hướng Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới năm 2024", Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng lên hơn 5% trong năm nay. Tại Việt Nam có hơn 1 triệu người thất nghiệp trong năm 2023, theo Tổng cục Thống kê.
Nhiều báo cáo cũng chỉ ra năng suất lao động của người Việt thấp so với các quốc gia trong khu vực. Người sử dụng lao động họ sẽ luôn cân nhắc lựa chọn nhân sự phải trả lương ít hơn, trẻ khỏe hơn xét theo cùng một tính chất công việc.
Trong bối cảnh này, lao động bắt buộc phải luôn tự nâng cao giá trị của mình. Ông Chung kể đang làm việc với một nữ CEO tên Vân Anh, 47 tuổi, giám đốc một công ty hơn 300 khách hàng nhưng mỗi tuần vẫn dành 2-3 tối học thêm tiếng Trung dù đã rất thành thạo tiếng Anh.
Tuần rồi công ty ông cũng mới tuyển dụng hai vị trí đều 24 và 28 năm kinh nghiệm làm việc. Điểm chung là các nhân sự này đều rất giàu năng lượng, trách nhiệm, biết cần làm điều gì tốt nhất cho công ty.
Theo ông Chung, 35 tuổi - tương đương 13 năm tuổi nghề - là thời điểm chín của sự nghiệp, công việc, là độ tuổi trưởng thành về mặt cảm xúc. Nhiều người có vợ con phải lo, có gấp đôi cha mẹ và gấp nhiều lần trách nhiệm trong các mối quan hệ gia đình.
"Giá như, ai cũng có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu; giá ai cũng có thể bao dung và nhìn nhận vấn đề đa chiều, tích cực thay vì dán nhãn hay thiên kiến sẽ hạn chế được những thiên kiến tuổi tác", ông Chung này nói.
Nhìn từ một góc độ khác, anh Trần Ngọc Tuân, CEO của website việc làm dành cho freelancer cho rằng "thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng". Thay vì tranh cãi ai đúng ai sai, hãy xem quan điểm này như một lời cảnh báo trước khi tuổi 30, 35 ập đến.
"Có những người tôi gặp đang ổn định cả chục năm với một vị trí, thu nhập tăng đều, bỗng sụp đổ trong vài tháng, đẩy thu nhập về 0 mà trở tay không kịp. Mọi thứ đều có thể xảy ra, nhất là thời điểm kinh tế, chính trị toàn cầu biến động như hiện tại", anh nói.
Thực tế với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực tuyển dụng, là CEO của hai sàn việc làm, dạo gần đây anh Tuân thấy số lượng các CV của lao động 8X hoặc đầu 9X tăng so với trước. Số đông chuyển từ ngành cũ sang ngành mới và trở thành fresher (người mới, không có kinh nghiệm). Trong khi thực tế nhiều doanh nghiệp tuyển fresher sẽ thích nhân sự trẻ vì đỡ áp lực về mức lương ban đầu so với nhân sự lớn tuổi.
35 tuổi rải CV tìm việc không có gì sai. "Cái mà người lao động tuổi này cần làm là phải tạo được điểm mạnh hoặc lợi thế gì đó để doanh nghiệp không thiếu mình được", anh Tuân nói.