Chùa Khai Nguyên Pháp Hội

Chùa Khai Nguyên Pháp Hội

PSO - Sáng ngày 27/12/2023 (nhằm 15/11/Quý Mão), Đạo tràng Pháp Hoa chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã khai mạc khoá tu Gia hạnh Phổ Hiền năm 2023.

PSO - Sáng ngày 27/12/2023 (nhằm 15/11/Quý Mão), Đạo tràng Pháp Hoa chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã khai mạc khoá tu Gia hạnh Phổ Hiền năm 2023.

Nét đẹp bình yên với kiến trúc độc đáo

Chùa Pháp Hoa Đắk Nông có dáng vẻ uy nghi của những ngôi chùa Việt truyền thống với phần mái đỏ uốn cong có họa tiết rồng. Chùa nằm trên một ngọn đồi cao, có cổng chính quay về hướng Đông Nam, phía trước là khung cảnh của một thung lũng,  Ngôi chùa này có các khu vực như chánh điện rộng 160m2, một tòa tháp 5 tầng có hình tròn , tăng xá, đài quan âm, cổng tam quan, vườn Lâm Tỳ Ni, hội trường lớn…

Vẻ đẹp của cổng tam quan chùa Pháp Hoa. Ảnh: ViDa

Ngôi chùa ở Đắk Nông này được thiết kế đặc trưng theo lối kiến trúc của nhà vườn Huế kết hợp với kiến trúc của những ngôi nhà sàn ở Tây Nguyên. Chính vì vậy mà không gian nơi đây tạo cảm giác hoài cổ và bình yên. Trong khuôn viên chùa, ngay hàng phượng cổ thụ có bức tượng Quan Âm Bồ Tát lớn, ngoài ra còn có tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp và Tiêu Diện, những tiểu cảnh, cây cối trang trí được sắp xếp rất hài hòa và đẹp mắt.

Tượng Quan Thế Âm ở chùa Pháp Hoa dưới tán cổ thụ. Ảnh: Wikimapia

Du lịch Đăk Nông và thăm quan chùa Pháp Hoa, bên cạnh tận hưởng không khí trong lành, cảm giác bình yên và tĩnh lặng thì du khách cũng có thể vãn cảnh chùa, chụp ảnh check-in. Đặc biệt, ở phía khuôn viên chùa nhìn xuống, du khách sẽ thấy một vùng phong cảnh tuyệt đẹp với những dãy đồi núi nhấp nhô, cây cối xanh mướt rất đặc trưng của thiên nhiên phố núi.

Khu vực chánh điện của chùa. Ảnh: @vietnam.bb

Bức tượng Quan Thế Âm uy nghi và con rồng vàng. Ảnh: @vietnam.bb

Bức tượng Hộ Pháp trong chùa. Ảnh: @vietnam.bb

Tòa tháp trong khuôn viên chùa. Ảnh: @vietnam.bb

Để đến chùa Pháp Hoa Đắk Nông du khách chỉ cần tìm đến đường Hùng Vương tại thành phố Gia Nghĩa. Nơi này nằm ngay tại thành phố trung tâm của Đắk Nông nên du khách sẽ rất dễ tìm đến. Sau khi ghé thăm chùa Pháp Hoa, du khách có thể ghé thăm nhiều điểm đến nổi tiếng khác của phố núi nổi tiếng này như hồ Ea Snô, quần thể hang động Chư Bluk, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng…

Đặc biệt du khách cũng chớ quên nếm thử các món đặc sản Đắk Nông nổi tiếng như canh thụt, lẩu lá rừng hay cơm lam… để hành trình khám phá thêm trọn vẹn nhé.

Bên cạnh chùa Pháp Hoa đừng quên đến Tà Đùng khi du lịch Đắk Nông. Ảnh: @thusang_

Có dịp đến với chùa Pháp Hoa Đắk Nông, chắc chắn du khách sẽ bị mê hoặc bởi không gian quá đỗi bình yên và vẻ đẹp hoài cổ đầy ấn tượng của nơi này. Đừng quên note ngay điểm đến hấp dẫn này vào nhật ký vi vu phố núi của bạn nhé.

Nguyệt Cát (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Tọa lạc tại đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Gia Nghĩa, Chùa Pháp Hoa thuộc hệ phái của Phật giáo Bắc Tông, được xây dựng khoảng năm 1957 trên diện tích hơn 2000 m2.

Đây được xem là ngôi chùa lớn và lâu đời tại Đắk Nông. Chùa tọa lạc trên 01 ngọn đồi, thể hiện được dáng vẻ uy nghi của những ngôi chùa Việt truyền thống với kiến trúc độc đáo, phần mái uốn cong có các họa tiết rồng, phượng. Khi đến đây, du khách sẽ được tham quan các khu vực như: Chánh điện uy nghi – một tòa tháp 5 tầng có hình tròn, tăng xá, đài quan âm, cổng tam quan, vườn Lâm Tỳ Ni,... Trong khuôn viên chùa còn có nhiều tương phật, những tiểu cảnh, cây cối trang trí nơi đây được sắp xếp rất hài hòa và đẹp mắt. Mặc dù nằm ở trung tâm thành phố nhưng không gian chùa rất yên bình. Chính vì vậy, Chùa Pháp Hoa không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân phố núi Đắk Nông, mà còn trở thành điểm check-in hấp dẫn ngày càng thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái và vãn cảnh thưởng ngoạn không gian yên bình.

Đình Lễ Pháp có từ thế kỷ XIX. Thờ Đống Vĩnh đại vương, vị thần có công giúp vua Hùng thứ 18. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1996). Vị trí: 4RMJ+7F, thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 16 km (hướng 11 h). Trạm bus lân cận: Trước Ngã 3 Công Viên Cầu Đôi 70M - Km11 Quốc Lộ 3 (xe 15, 17, 43, 59), Ngã 4 Cầu Vượt QL5 - Võ Nguyên Giáp (25, 90, 96, 159)

Tiên Dương là một xã nông nghiệp nằm cách trung tâm của thành phố Hà Nội khoảng 16km; phía đông giáp đường Quốc lộ 3 và thị trấn Đông Anh; phía tây giáp xã Vân Nội; phía nam giáp xã Vĩnh Ngọc, và phía bắc giáp xã Nguyên Khê. Năm 1982 một phần diện tích của xã Tiên Dương được tách ra để thành lập thị trấn Đông Anh theo Quyết định số 173-HĐBT ban hành ngày 13/10/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ đó, Tiên Dương thuộc về thành phố Hà Nội và địa giới hành chính của xã được xác lập ổn định đến nay.

Xã Tiên Dương hiện có chiều dài 6km, rộng 3,5km. Tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 1.000ha; trong đó đất thổ canh hơn 622ha, đất thổ cư hơn 130ha, ao hồ hơn 8ha, các loại đất khác hơn 239ha. Dân số đạt 19.056 người theo thống kê tính đến hết quý II năm 2020. Xã gồm có 6 thôn là: Trung Oai, Cổ Dương, Tuân Lề, Lương Nỗ, Tiên Kha, Lễ Pháp.

Thôn Lễ Pháp có đình và chùa nằm liền kề nhau. Căn cứ vào phong cách nghệ thuật của các pho tượng Phật giáo và dáng vẻ kiến trúc còn lại, ta có thể đoán cụm di tích này được xây ít nhất từ thế kỷ XIX. Trong hậu cung đình thờ bài vị của Đống Vĩnh đại vương là thành hoàng làng - một vị thần có công âm phù giúp Quý Minh đại vương đánh thắng giặc Thục đến xâm lược nước Văn Lang.

Theo sự tích được chép trong ngọc phả, dưới thời Hùng Vương thứ 18 có một lần vua nước Thục lại cho quân tới quấy nhiễu bờ cõi. Quý Minh đại vương do vua Hùng cử làm tướng dẫn quân đi đánh giặc, đến thôn Uy Nỗ Trung, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc thì nghỉ đêm tại đó. Rồi ngài nằm mộng thấy có ba người mặc áo đỏ, đeo đai đỏ, thân hình kỳ dị và cổ quái, tự xưng là Linh Linh thuỷ thần. Một người gọi là Thuỷ Hải, người khác là Bạch Tượng và người thứ ba là Đống Vĩnh, báo rằng sẽ linh hiển âm phù cho. Quả nhiên hôm sau Quý Minh đại vương tiến binh và chiến thắng. Ngài bèn cấp tiền cho dân làng Lễ Pháp dựng đền thờ. Và đời sau các triều vua đã ban phong Đống Vĩnh đại vương là thượng đẳng phúc thần.

Đình và chùa Lễ Pháp cùng nhìn về phía tây nam qua sân rộng và con kênh ăn thông với sông Hoàng Giang chảy qua Cổ Loa. Ngôi chùa nằm ở cực nam làng, toà tiền đường 3 gian 2 dĩ xây kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai, kết nối với thượng điện 2 gian dọc theo hình “chữ Đinh”. Nền lát gach Bát Tràng, bệ xây đơn giản. Ngoài các bức tượng tròn sinh động, bên trong chùa ít có chạm khắc trên gỗ và trang trí sơ sài nhưng thân thiện.

Ngôi đình liền kề chùa, trông to lớn hơn hẳn sau lần đại trùng tu mới đây. Toà tiền đường rộng 5 gian cửa bức bàn, cũng xây kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai, kết nối với toà thượng điện 3 gian dọc thành hình “chữ Đinh”. Hai gian bên và phía trước chánh điện có sập gỗ cao chừng 0,5m, các cột và các bức cốn trang trí rực rỡ. Trong cung cấm bài trí 2 bộ long ngai với mũ áo thêu trang kim của Đống Vĩnh đại vương và Đức Thánh Bà.

Ngoài sân đình Lễ Pháp hiện có dựng lộ thiên 5 tấm bia đá, nét chữ đã khá mờ. Các mảng chạm khắc gỗ trên cốn và đầu dư trong đình được trang trí khá dày đặc nhưng thanh thoát với bố cục chặt chẽ, sinh động và có nhiều đề tài phong phú như: rồng mây, rồng lá, tứ linh, tứ quý. Các bức cửa võng, đồ tế khí, tranh trần và đại tự cũng là những tạo tác công phu.

Trong chùa Lễ Pháp còn lưu giữ được một hệ thống tượng Phật giáo Bắc tông đầy đủ. Các pho tượng đặt ở hai gian bên và trên thượng điện đều nhỏ nhắn và phúc hậu, in đậm phong cách nghệ thuật dân gian của Việt Nam thế kỷ XIX.

Năm 1996, Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng đình và chùa Lễ Pháp là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

877 Le Phap village hall and pagoda ©NCCông 2017-2022