Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.
Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.
Xem tìm vị trí tòa nhà Số 58 Đường Phú Mỹ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Số 58 Phú Mỹ, Nam Từ Liêm, Hà Nội trên Google Map
Chùa Nhân Mỹ có từ thời Lê trung hưng. Tên chữ: 清光寺 Thanh Quang Tự. Xếp hạng: Di tích thành phố. Vị trí: ngõ 180 Đình Thôn, 2Q9C+QP, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 10km (hướng 8h). Trạm bus lân cận: Sân vận động Quốc Gia.
Năm Trùng Quang thứ 3 (1411), Đô đốc Lê Nhị dẫn quân từ huyện Thanh Oai ra Từ Liêm đánh quân Minh ở thành Đông Quan, được dân thôn Quả Hối mang gạo, lợn đến giúp, ông cho đổi tên thôn thành Phú Mỹ trang. Sau Phú Mỹ trang lấy lại tên cũ là thôn Quả Hối.
Năm 1511, quân triều đình do Trịnh Duy Sản chỉ huy giao tranh ở đây với quân nổi loạn do Trần Tuân dẫn đầu từ Sơn Tây tiến về Đông Đô. Sang thế kỷ XVII, cư dân Quả Hối phát triển đông đúc, xã được chia đôi thành Phú Mỹ và Nhân Mỹ. Xã Phú Mỹ chỉ gồm làng Phú Mỹ, xã Nhân Mỹ thì gồm 2 làng Nhân Mỹ và Đình Thôn (tức Đỗ Thôn). Thời Nguyễn, xã Phú Mỹ thuộc tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp 1947-1954, hai xã Phú Mỹ và Nhân Mỹ nhập thành Liên xã Mỹ Đình. Sau Cải cách ruộng đất, Mỹ Đình đổi tên thành xã Hòa Bình, thuộc quận VI, ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, xã Hòa Bình thuộc về huyện Từ Liêm, năm 1965 xã lấy lại tên cũ Mỹ Đình. Ngày 27-12-2013, quận Nam Từ Liêm được thành lập; chia đôi xã thành phường Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2. Làng Nhân Mỹ thuộc về phường Mỹ Đình 1.
Làng Nhân Mỹ xưa nằm trên con đường từ Đại Mỗ đi qua Cầu Đôi vào Cầu Giấy. Vết tích của thôn cũ Quả Hối có thể xác định được qua một số địa danh hay di tích còn lại và tập trung ở đây, như nền đình Quả Hối, xóm Hà (xóm cổ nhất), vườn Tròn, giếng Dạ, giếng Si, giếng Tan và giếng Mén.
Làng Nhân Mỹ có hai cha con đỗ đại khoa từ rất sớm. Người cha là Lưu Văn Nguyên (1473-?) đỗ Hoàng giáp khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh đời vua Lê Uy Mục (1505), làm quan đến Lại khoa Đô Cấp sự trung. Người con là Lưu Hịch đỗ Hoàng giáp khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thống, đời vua Lê Cung Hoàng (1526), làm quan đến Hàn lâm viện Hiệu lý.
Chùa làng Nhân Mỹ tên chữ Thanh Quang Tự, có từ thời Lê trung hưng, nay thuộc phường Mỹ Đình 1. Đây là một trong số nhiều di tích lịch sử văn hoá cổ của vùng Mỹ Đình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một căn hầm của Sở chỉ huy Sư đoàn 361 đã từng được đặt tại chùa này.
Chùa Nhân Mỹ tên chữ là Thanh Quang Tự, có từ thời Lê trung hưng, nay được xếp hạng Di tích thành phố. Trong thời kỳ 1965-1973, một căn hầm của Sở chỉ huy Sư đoàn 361 đã từng được đặt tại chùa này. Chùa có cổng phụ nhìn về phía tây bắc ở cạnh miếu Cây Đề. Tam quan nằm giữa hai cây bồ đề, gồm 3 cửa mở ra ngõ 180 đường Đình Thôn, trên gác chuông có cửa sổ nhìn về mé sông Nhuệ ở phía tây nam.
Sau tam quan là một sân to, hai bên có ao sen, giáp với những vườn rau và cây ăn quả. Toà tiền đường 5 gian 2 dĩ, thềm cao 7 bậc, gian giữa kết nối với thượng điện thành hình "chữ Đinh". Bên hữu là nhà Tăng, bên tả có nhà Mẫu. Trong sân hậu là nhà Tổ gồm 3 gian 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc và có bố cục theo hình "chữ Đinh".
Hiện nay chùa Nhân Mỹ do Đại đức Thích Thanh Lương làm trụ trì. Với sự ủng hộ nhiệt tình của Đại đức, từ năm 2005 đây còn là nơi khởi đầu (sau đó là chùa Mễ Trì Thượng và chùa Tứ Kỳ) của Nhân Mỹ học đường do thầy Nguyễn Văn Phương tức cư sĩ Yên Sơn phụ trách. Đó là một trong những lớp thư pháp miễn phí cho nhiều lứa tuổi tại Hà Nội.
(619 Nhan My pagoda ©NCCong 2020-2024)