Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Căn cứ Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định điểm ưu tiên khu vực trong trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 được tính như sau:
(1) Khu vực 1 (KV1) mức điểm ưu tiên là 0.75 điểm
- Các xã khu vực 1, 2, 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi.
- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) mức điểm ưu tiên là 0.5 điểm
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3
(3) Khu vực 2 (KV2) mức điểm ưu tiên là 0.25 điểm
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
(4) Khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Đề án sinh trình độ đại học năm 2024, trường tuyển sinh theo 06 phương thức tuyển sinh (riêng ngành Kinh tế chính trị có thêm Phương thức xét tuyển đặc thù)
- Phương thức 1 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải kỳ thi HSG quốc gia hoặc Cuộc thi KHKT cấp quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên:
Xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của trường.
(Theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên.
Lưu ý: Hai văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành);
- Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/Chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên:
Xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của trường.
- Phương thức 3 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024:
Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của trường.
- Phương thức 4 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024:
Xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
- Phương thức 5 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024:
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 02 Đại học Quốc Gia và theo quy định cụ thể của trường.
- Phương thức 6 - Phương thức xét tuyển thẳng:
Xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Trường Đại học Ngoại thương.
- Phương thức xét tuyển đặc thù cho ngành Kinh tế chính trị
Xét tuyển đặc thù các thí sinh được đề xuất theo công văn của UBND Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, đảm bảo các yêu cầu về đối tượng xét tuyển của chương trình.
Căn cứ theo Đề án sinh trình độ đại học năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương, học phí dự kiến với sinh viên chính quy như sau:
Thực hiện theo quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ban hành theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ, học phí dự kiến năm học 2024-2025 đối với chương trình như sau:
- Đối với học phi của 02 chương trình mới năm 2024, dự kiến như sau:
+ Đối với Chương trình tiên tiến i-Hons hợp tác với Đại học Queensland về Kinh doanh quốc tế và Phân tích dữ liệu kinh doanh dự kiến khoảng 120 triệu đồng/năm.
Nhà trường hỗ trợ cấp học bổng cho tất cả thí sinh theo học chương trình tương đương khoảng 30% học phí trực tiếp phải nộp cho 3 khóa tuyển sinh đầu tiên (khoả tuyển sinh năm 2024, 2025 và 2026).
Mức học phí dự kiến sau khi hỗ trợ cấp học bổng dự kiến là: 85 triệu đồng/năm.
+ Đối với Chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh dự kiến khoảng 65 triệu đồng/năm. Nhà trường hỗ trợ cấp học bổng cho tất cả thí sinh theo học chương trình tương đương khoảng 30% học phi trực tiếp phải nộp cho 3 khóa tuyển sinh đầu tiên (năm 2024, 2025 và 2026).
Mức học phi dự kiến sau khi hỗ trợ cấp học bổng dự kiến là: 45 triệu đồng/ năm. Đặc biệt, chương trình có học bổng toàn phần cho 10% thí sinh có điểm đầu vào cao nhất. - Dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10 năm;
- Lộ trình tăng học phí trong các năm của một khóa học điều chỉnh không quá 10%.
Học phí Đại học Ngoại thương 2024 bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)