Đi Du Học Canada Diện Sds

Đi Du Học Canada Diện Sds

Đi du học Canada diện SDS là một thuật ngữ khá mới trong lĩnh vực di trú – du học. Tuy nhiên đây chính là cánh cửa rộng mở cho những du học sinh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chứng minh tài chính.

Đi du học Canada diện SDS là một thuật ngữ khá mới trong lĩnh vực di trú – du học. Tuy nhiên đây chính là cánh cửa rộng mở cho những du học sinh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chứng minh tài chính.

Du học Canada SDS và những câu hỏi thường gặp

1. Về thủ tục GIC mình sẽ chuyển tiền cho ngân hàng nào ở Can và các bước thực hiện như thế nào?

Bước 1: Bạn lên website Scotiabank hoặc CIBC khai GIC (làm theo hướng dẫn, mấy bước rất nhanh). Sau khi bạn khai xong họ sẽ gửi instruction để bạn mang ra ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền.

Bước 2: Bạn chuẩn bị tiền 10.200 CAD cho Scotiabank hoặc 10.150 CAD cho CIBC, đóng thêm khoảng 50 CAD phí chuyển tiền của ngân hàng.

Mang theo: LOA, instruction (sau khi khai online) và thông cáo báo chí về SDS của LSQ Canada – đây chính là giấy tờ proof để bạn chứng minh với ngân hàng, bạn down trên web cic.gc.ca nhé.

Bước 3: Sau khi nộp tiền bạn theo dõi account GIC, khoảng 10 ngày sau ngân hàng Canada sẽ phát hành GIC cho bạn – nộp xin visa.

2. Nếu đậu visa SDS thì 10,000 mình chuyển qua Scotiabank thì qua đó đến đâu làm thẻ ngân hàng để rút và quá trình làm như thế nào?

Bạn đến nơi ra ngân hàng gần nhất, mang theo passport, study permit và chứng nhận GIC. Họ làm tầm 30-40 phút có thẻ debit, nhớ đăng ký làm thẻ credit. 7-10 ngày sau họ gửi thư về thẻ credit, (vài ngày tiếp họ sẽ gửi thẻ scene nếu bạn làm scotia bank, thẻ này để đi coi phim và ăn uống tích điểm)

Sau này tiêu xài thì dùng credit và trả đúng due day để tích điểm credibility.

Số điện thoại với SIN thì bạn mở trước hay sau khi mở tài khoản ngân hàng đều được. Mà nhiều khi nếu Study Permit không cho làm thêm thì bạn cũng không làm được SIN.

3. Làm gì khi hồ sơ SDS bị từ chối (SDS REFUSED)?

Nhiều bạn có hồ sơ xin study permit  bị refused với lý do như sau:

. I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay, as stipulated in subsection 216(1) of the IRPR, based on the purpose of your visit.

. I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay, as stipulated in subsection 216(1) of the IRPR, based on your personal assets and financial status.

Trong trường hợp này bạn không nên quá hoang mang mà hãy bình tĩnh và email cho lãnh sự quán và yêu cầu họ review lại hồ sơ……nội dung email cần giải thích mình có IELTS bao nhiu chấm, đã nộp tiền học và GiC đầy đủ! Và mình nộp hồ sơ theo diện SDS nên kêu họ làm ơn xem lại hồ sơ của mình nhé…

Và lưu ý rằng mỗi hồ sơ từ chối sẽ có 3 cơ hội để yêu cầu review lại đấy!! Chúc bạn may mắn.

4. GCMS notes là gì và làm sao để lấy?

Là ghi chú nội bộ, sẽ ghi chi tiết hơn về quy trình xét duyệt và nguyên nhân cụ thể của việc từ chối hồ sơ. Cái thư mọi người hay nhận chỉ là template chung, câu nào cũng như câu nào, ai cũng như ai nên đoán khó. Lấy GCMS có nội dung cụ thể phân tích sâu hơn về các nguyên nhân. Các agent có địa chỉ tại Canada sẽ lấy được. Thời gian nhanh nhất để nhận được GCMS notes là từ 30 ngày.

Trong trường hợp bạn muốn trao đổi với các anh chị, các bạn sinh viên đi trước, hãy truy cập vào diễn đàn hỏi đáp AskTrang của IGC Immigration. Hoặc đặt lịch hẹn tư vấn với Chuyên Viên Luật Di Trú RCIC.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy comment cho mình biết hoặc trao đổi thêm ở phía dưới bài viết nhé. Rất vui vì giúp được các bạn!

Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với IGC Immigration để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Luật Di Trú Canada.

Vì số lượng emails và câu hỏi của khách hàng gửi cho IGC rất nhiều mỗi ngày nên thời gian trả lời các câu hỏi trên forum AskTrang và form Liên Hệ/Email sẽ khá lâu, có thể lên đến 45 ngày để nhận được câu trả lời. Để nhận được tư vấn nhanh nhất và chi tiết nhất, khách hàng nên đặt hẹn tư vấn nói chuyện trực tiếp với Chuyên Viên Luật Di Trú RCIC (Trang Đỗ) ⇒

TRÌNH TỰ VISA DU HỌC CANADA THEO DIỆN SDS

Bài viết được tham khảo trên trang web của Canada Immigration and Citizenship với link website.

Sau đây là trình tự 8 BƯỚC đây đủ để xin Visa du học Canada theo diện SDS không chứng minh tài chính (Study Direct Stream):

1) Bước 1: Xin thư mời nhập học

Sau khi chọn được trường học và ngành học có tuyển sinh sinh viên quốc tế, các bạn làm các bước sau đây để xin thư mời nhập học:

– Vào website của trường để đăng ký.

– Gửi các loại giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của trường. Các loại giấy tờ cần thiết để xin trường tại Canada bao gồm:

– Nếu trường chấp thuận, họ sẽ gửi hóa đơn đóng tiền học phí cho bạn. Sau khi hoàn thành đóng học phí, trường sẽ gửi thư mời nhập học (Letter of Acceptance) về cho bạn qua e-mail mà bạn đã đăng ký với trường.

– E-mail của trường xác nhận đóng học phí, bạn giữ lại để nộp vào trong hồ sơ xin Visa.

2) Bước 2: Xin lý lịch tư pháp tờ số 2

Lý lịch tư pháp có hai loại là tờ số 1 và tờ số 2, riêng du học Canada, Lãnh sự quán Canada chỉ chấp nhận phiếu Lý lịch tư pháp tờ số 2.

Để xin Lý lịch tư pháp tờ số 2, bạn đến Sở Tư pháp của tỉnh hoặc thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Các giấy tờ cần thiết để xin Lý lịch tư pháp tờ số 2 là:

– Bản sao passport hoặc chứng minh nhân dân có mang theo bản gốc để đối chiếu.

– Bản sao sổ hộ khẩu có mang theo bản gốc để đối chiếu.

Thời gian xin bản Lý lịch tư pháp tờ số 2 là 10-15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc có khi kéo dài hơn tùy thuộc vào số lượng hồ sơ xin xem xét.

Lệ phí xin lý lịch tư pháp tờ số 2 là 200.000 VND.

Lưu ý: Sở Tư pháp không chấp nhận việc ủy quyền để làm Lý lịch từ pháp tờ số 2.

3) Bước 3: Đóng tiền cho ngân hàng Scotiabank để mua chứng chỉ đầu tư GIC (Guarantee Investment Certificate)

Sau khi nhận được thư mời nhập học, bạn tiến hành mở một tài khoản tại ngân hàng Scotiabank và nộp cho ngân hàng 10.200 CAD. Chi tiết về hướng dẫn và cách thức mở tài khoản để mua chứng chỉ đầu tư GIC (Guarantee Investment Certificate), vui lòng click vào đây

Sau khi nộp tiền cho ngân hàng, ngân hàng sẽ tiến hành gửi cho bạn một giấy chứng nhận đầu tư GIC (Guarantee Investment Certificate) qua e-mail của bạn. Đây là bằng chứng bạn đã hoàn thành thủ tục mua giấy chứng nhận đầu tư.

Bạn giữ e-mail này lại và in ra để bổ sung vào trong hồ sơ xin làm Visa.

4) Bước 4: Tiến hành khám sức khỏe

Thời gian khám sức khỏe tối thiểu là 1 tuần kể từ khi bạn quyết định nộp hồ sơ xin visa cho lãnh sự quán. Kết quả khám sức khỏe có hiệu lực trong 12 tháng. Các bạn có thể gọi điện để đặt lịch khám tại hai phòng khám được CIC chỉ định sau đây:

– Tại TP Hồ Chí Minh: Bạn có thể đến phòng khám của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organazation for migration – IOM) tại số 1B Phạm Ngọc Thạch, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh, số điện thoại: 028 3822 2057 hoặc Executive Health Care Center, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, số điện thoại: 028 3514 0757.

– Tại Hà Nội: Bạn có thể đến phòng khám của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organazation for migration – IOM) lầu số 23, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower,  số 72 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, số điện thoại:024 3736 6258 hoặc di động 0934660148.

– Tại Đà Nẵng: Bạn có thể đến phòng khám Danang Family Medical Practice, số 96-98 đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 0236 3582 699/ 3582 700.

Khi khám sức khỏe các bạn cần mang theo các giấy tờ sau đây:

– Mang theo passport bản gốc và hai bản photocopy.

– Mang theo 3 tấm hình thẻ 4×6 phông nền trắng.

+ Người lớn (>=11 tuổi) 126 Usd.

+ Người lớn (>=11 tuổi) 147 Usd.

+ Người lớn (>=11 tuổi) 135 Usd.

Sau khi khám xong, kết quả khám sức khỏe của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến lãnh Sứ Quán sau 1 tuần. Cơ sở khám sức khỏe sẽ chỉ gửi cho học sinh 1 bản copy của phiếu khám sức khoẻ dùng để nộp khi xin Visa tại lãnh sự Canada.

Lưu ý: Đối với du học sinh đi theo diện SDS, phải khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ.

5) Bước 5: Chuẩn bị giấy tờ xin Visa du học Canada theo diện SDS

Sau đây là tất cả các giấy tờ cần thiết cho một bộ hồ sơ du học tại Canada theo diện SDS:

6) Bước 6: Điền mẫu form theo yêu cầu trong danh sách checklist cho hồ sơ du học Canada diện SDS

Checklist Canada SDS (IMM 5975E), bắt buộc.

– Checklist Canada SDS (IMM 5975E) liệt kê các giấy tờ cần nộp khi xin Visa du học Canada theo diện SDS được cung cấp bởi Canada Immigration and Citizenship.

– Bạn tải Checklist này tại đây.

– Check list này được in ra và bạn sẽ điền vào checklist, kí tên và ghi đầy đủ họ tên. Sau đó kẹp checklist vào trên cùng các giấy tờ trong bộ Hồ sơ xin Visa du học Canada theo diện SDS không chứng minh tài chính.

Form Application for Study Permit made Outside of Canada (IMM 1294), bắt buộc.

–  Mẫu form (IMM 1294) là mẫu form xin cấp phép học tập dành cho sinh viên bên ngoài lãnh thổ Canada. Đây là mẫu form bắt buộc.

–  Bạn tải (IMM 1294) này tại đây.

Form Family Information (IMM 5707), bắt buộc.

– Mẩu form (IMM 5707) là mẫu form để khai thông tin gia đình của các bạn. Đây là mẫu form bắt buộc.

– Bạn tải (IMM 5707) này tại đây.

Form custodianship Declaration – Custodian for Minors Studying in Canada (IMM 5646), không bắt buộc.

– Đây là tờ khai ủy quyền giám hộ học sinh. Đối với du học sinh <=17 tuổi, khi du học tại Canada, buộc phải khai báo tờ khai này.

+ Phần dành cho người giám hộ là công dân của Canada hoặc thường trú nhân (PR) nhận trách nhiệm giám hộ cho du học sinh dưới <=17 tuổi.

+ Bản dành cho phụ huynh học sinh, phụ huynh học sinh sẽ khai bản này để chỉ định người giám hộ trẻ hợp pháp tại Canada.

– Bạn tải (IMM 5646) này tại đây.

Form Statutory Declaration of Common-law Union (IMM 5409), không bắt buộc.

– Khai báo khi bạn kết hôn theo diện Common – Law (nghĩa là sống hợp pháp và trách nhiệm như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền về hôn nhân). Lưu ý, tờ khai này không giành cho người kết hôn theo dạng có đăng ký kết hôn hợp pháp tại Việt Nam).

– Bạn tải (IMM 5409) này tại đây.

Form Use of a Representative (IMM 5476), không bắt buộc.

– Mẫu form (IMM 5476) là mẫu form mà bạn ủy quyền cho một đại điện như (luật sư, người thân, bạn bè …) thay mặt cho bạn làm việc với CIC giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hồ sơ xin du học của bạn.

– Mẫu form (IMM 5476) cũng là mẫu form mà bạn hủy tư cách đại diện của một cá nhân, hoặc tổ chức nào đó mà bạn đã chỉ định để thay mặt bạn giải quyết hồ sơ du học của bạn với CIC trước đó.

– Bạn tải (IMM 5476) này tại đây.

Authority to release personal information to a designate individual  (IMM 5475), không bắt buộc.

– Khai báo tờ khai này khi bạn cần ủy quyền tiết lộ thông tin từ CIC về tình trạng hồ sơ của bạn cho một cá nhân nào đó, nếu không ủy quyền, bạn không cần phải khai tờ khai này.

– Bạn tải (IMM 5475) này tại đây.

7) Bước 7: Nộp hồ sơ cho Lãnh sự quán Canada

+ Để nộp hồ sơ xin Visa Canada online, bạn truy cập vào link sau đây và làm theo hướng dẫn:

+ Các bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Xin Visa Canada tại Việt Nam (VFS).

+ Địa chỉ văn phòng VFS Việt Nam:

+ Bạn có thể truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết Về VFS.

+ Tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin Visa Canada, bạn sẽ được hướng dẫn các thủ tục từ nhân viên tiếp nhận hồ sơ như: cung cấp sinh trắc học (vân tay), chụp ảnh tại nơi nộp Hồ sơ xin Visa.

+ Đóng lệ phí xin Visa tại nơi xin Visa là $186.

+ Lưu ý: Sau khi nộp Hồ sơ xin Visa, các bạn có thể sẽ nhận được yêu cầu bổ sung giấy tờ và hẹn phỏng vấn. Các bạn nên thường xuyên kiểm tra email.

8) Bước 8: Nhận kết quả xin Visa tại Lãnh sự quán

Kết quả Visa sẽ được thông báo vào e-mail của bạn. Sau đó, theo lịch hẹn trong e-mail bạn lên trung tâm tiếp nhận hồ sơ Visa Canada để lấy kết quả.