Quy Định Thời Gian Thỏa Ước Lao Động Tập Thể

Quy Định Thời Gian Thỏa Ước Lao Động Tập Thể

Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà Người lao động đã làm việc thường xuyên trong Công ty từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì Người sử dụng lao động sẽ đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho Người lao động thôi việc thì sẽ trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương nhưng không thấp hơn 2 tháng lương.

Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà Người lao động đã làm việc thường xuyên trong Công ty từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì Người sử dụng lao động sẽ đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho Người lao động thôi việc thì sẽ trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương nhưng không thấp hơn 2 tháng lương.

Sự tác động của pháp luật lao động đến thỏa ước lao động tập thể:

Trước hết, pháp luật lao động quy định khung pháp lý để các doanh nghiệp xây dựng thỏa ước phù hợp cho mình. Thỏa ước lao động tập thể không được trái với pháp luật lao động. Thỏa ước lao động tập thể là sự thương lượng giữa đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng để quy định quyền và lợi ích của người lao động. Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ước tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động và pháp luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này phải trong khuôn khổ pháp luật lao động cũng như các pháp luật khác, tức là phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, chỉ là sự cụ thể hóa pháp luật nên không được trái với pháp luật hiện hành. Điều này được Bộ luật lao động 2019 khẳng định:

“Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật”.

Sự tác động của thỏa ước lao động tập thể đến pháp luật lao động:

Sự tác động của thỏa ước lao động tập thể đến pháp luật lao động biểu hiện ở các góc độ sau:

Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể là cầu nối trung gian giữa quy phạm pháp luật lao động và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp; là văn bản cụ thể hoá chi tiết các qui định của luật lao động phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của các bên. Nội dung của thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng quy phạm, theo từng điều khoản, thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động như các điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,…

Đối với quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng, nhà nước không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ định ra khung pháp luật, các hành lang pháp lý để trên cơ sở đó các bên tự thương lượng thỏa thuận. Vì vậy, các doanh nghiệp cần ký thỏa ước lao động tập thể để cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên cho phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. Từ đó, tạo nên cộng đồng quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động.

Thứ hai, Thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động. Thỏa ước lao động tập thể được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, bên cạnh đó thỏa ước lao động tập thể còn có tính quy phạm và được coi là “bộ luật con” của doanh nghiệp. Vì vậy, thỏa thuận được ký kết sẽ là nguồn bổ sung cho các quy định của pháp luật tại đơn vị.

Thỏa ước lao động tập thể là sự kết hợp giữa tính quy phạm và tính thỏa thuận nên nó không chỉ là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà còn góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động. Trong thỏa ước lao động tập thể, những điều kiện làm việc của người lao động được ấn định theo phương pháp tiến bộ và dân chủ hơn bởi thỏa ước là kết quả của sự thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động và nó không còn là sự thỏa hiệp giữa các cá nhân nữa. Có thể nói, thỏa ước lao động tập thể là sắc thái đặc sắc của luật lao động, có ưu điểm là uyển chuyển và dễ dáng thích ứng với thực tại xã hội. Do đó, rất được thịnh hành ở các nước công nghiệp, đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, và đang ngày càng được các doanh nghiệp trong nước áp dụng rộng rãi.

Sự tác động của thỏa ước lao động tập thể đến hợp đồng lao động:

Được xây dựng trên cơ sở hợp đồng lao động nhưng thỏa ước lao động tập thể vẫn có sự tác động ngược lại hợp đồng lao động nhằm bổ sung và nâng cao những thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Về nội dung, thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận của tập thể người lao động với người sử dụng lao động, đã là thỏa thuận tập thể thì nó chỉ mang tính chất khung, tính định hướng, tạo ra cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận phù hợp không vượt ra khuôn khổ của pháp luật. Thỏa ước lao động tập thể là sự chi tiết hóa các nội dung của pháp luật lao động nhưng cũng là cơ sở để hợp đồng lao động chi tiết hóa. Mặt khác, do đặc thù từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp có thể cụ thể hơn trong việc quy định các nội dung mà pháp luật không quy định hoặc quy định không chặt chẽ, do đó nếu có thỏa ước lao động tập thể thì sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc doanh nghiệp áp đặt các quyền và nghĩa vụ cho người lao động.

Về hiệu lực, theo Điều 79 Bộ luật lao động 2019 thì mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc sau ngày kí kết thỏa ước lao động đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể. Khoản 2 Điều 79 cũng quy định:

“Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể..”

Thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt đối với hợp đồng lao động, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể cao hơn hợp đồng lao động trong việc quy định quyền và nghĩa vụ các bên. Sở dĩ có điều đó là vì thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận mang tính tập thể, vì lợi ích tập thể. Từ khi thỏa ước lao động tập thể đã kí kết có hiệu lực thi hành, nếu hợp đồng lao động có những nội dung trái với thỏa ước thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thỏa thuận lại với người lao động những nội dung không phù hợp đó. Điều này chứng tỏ thỏa ước lao động tập thể được coi như là “luật” của các doanh nghiệp, là nguồn quy phạm bổ sung cho các quy định của pháp luật lao động tại đơn vị.

Hơn nữa, thỏa ước lao động tập thể lao động là cơ sở để người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động vào làm việc sau này, cụ thể Điều 79 Bộ luật lao động 2019 có quy định:

“Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.”

Ngoài ra, Thỏa ước lao động tập thể còn cùng với hợp đồng lao động là những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động. Đối với tranh chấp lao động cá nhân, trong quá trình giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền bao giờ cũng xem xét sự phù hợp giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Nếu thỏa thuận trong hợp đồng lao động trái với thỏa ước lao động thì những thỏa thuận trong thỏa ước sẽ được coi là căn cứ để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Còn đối với tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp về thỏa ước. Do đó, đương nhiên, thỏa ước lao động tập thể sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp này.

Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là căn cứ, tiêu chuẩn để người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước được ký kết tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động về nội dung của hợp đồng lao động.

Thỏa ước lao động tập thể có mối quan hệ tương tác với pháp luật lao động và hợp đồng lao động. Chính nhờ sự tác động lẫn nhau đó mà hệ thống pháp luật lao động hiện hành ngày càng được bổ sung, hoàn hiện; các thỏa ước lao động tập thể được sự dụng phổ biến và có giá trị pháp lý như là một “bộ luật con”; còn hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với thỏa ước lao động của doanh nghiệp nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Từ đó, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động được tôn trọng, bảo vệ và đặc biệt là của người lao động. Sự ra đời của thỏa ước lao động tập thể có thể nói là đánh dấu sự phát triển của pháp luật lao động, cụ thể hóa pháp luật, đồng thời thêm một căn cứ pháp lý nữa để bảo vệ người lao động. Từ vấn đề luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể đi đến sự thỏa thuận, thương lượng giữa tập thể lao động với người lao động, bổ sung cho những hợp đồng lao động giữa các bên trong quan hệ lao động và đi đến mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của chính những người lao động.

Ngày 28/5, tại Khách sạn Biển Bắc – TP Móng Cái đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập công đoàn cơ sở và ký kết thỏa ước lao động tập thể Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức. Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đến dự cùng đại diện một số ban, ngành của thành phố.

Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức với ngành nghề kinh doanh chính là Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bên cạnh đó Công ty còn hoạt động về lĩnh vực xây dựng, dịch vụ… Với hàng trăm cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại công ty, Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mỗi nhân viên. Việc cho ra đời Công đoàn cơ sở đã đáp ứng được nhu cầu về phát triển tố chức công đoàn; nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt văn hóa, thể thao trong cán bộ, nhân viên; thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp. Có ý nghĩa thiết thực để mỗi cán bộ, nhân viên lao động trong công ty có điều kiện tham gia sinh hoạt, giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm; thường xuyên được tham các phong trào, các hoạt động để không ngừng nâng cao vai trò, vị thể của tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân lao động và Công ty ngày càng phát triển bền vững.

Đại diện LĐLĐ thành phố công bố quyết định thành lập.

Ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 2200 công đoàn cơ sở với tổng số 120.000 đoàn viên, trong đó có trên 1000 công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp với trên 60.000 đoàn viên.

Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức là công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp với 100 đoàn viên là cán bộ, công nhân viên trong công ty. Khi đi vào hoạt động Công đoàn cơ sở Công ty phải đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy chế như: Quy chế dân chủ tại doanh nghiệp; quy chế tổ chức hội nghị người lao động hàng năm; quy chế tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Đại diện LĐLĐ tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

Đại diện công đoàn cơ sở Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức phát biểu.

Lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng MC Trí Đức phát biểu.

Tại buổi lễ đã diễn ra lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể của Công ty. Thỏa ước lao động tập thể gồm các nội dung liên quan đến quy chế của doanh nghiệp; nhiệm vụ và trách nhiệm của lãnh đạo công ty đối với công nhân viên và công ty; trách nhiệm xây dựng doanh nghiệp, nơi làm việc của mỗi nhân viên…

Đại diện LĐLĐ tỉnh tặng hoa chúc mừng Công đoàn cơ sở Công ty.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể.