Để nhập học vào chương trình hệ Cử nhân Đại học tại Hàn Quốc; bạn cần đáp ứng các điều kiện du học Hàn Quốc về độ tuổi và trình độ học vấn như sau:
Để nhập học vào chương trình hệ Cử nhân Đại học tại Hàn Quốc; bạn cần đáp ứng các điều kiện du học Hàn Quốc về độ tuổi và trình độ học vấn như sau:
Với trường hợp của em thì 18 tuổi trở lên là có thể đăng ký đi du học Hàn Quốc được em nhé, hiện tại em đang học lớp 12 thì khi nào học xong cấp 3 em đủ điều kiện để đi du học hàn quốc
Một trong số những vấn đề cực kỳ quan trọng là độ tuổi phù hợp để đi du học Hàn Quốc mà các bạn phải nắm thật chắc. Một số bạn trẻ muốn đi du học Hàn Quốc chưa đến tuổi hoặc đã quá tuổi.., vậy độ tuổi đi du học tại Hàn Quốc là bao nhiêu là phù hợp theo quy định? Không phải độ tuổi nào cũng đi du học Hàn Quốc được đâu. Đọc để xem mình có trong độ tuổi đi du học Hàn không nhé.
Độ tuổi du học Hàn Quốc phù hợp nhất là dưới 24 với hệ đại học, cao đẳng, còn trên 24 thì vẫn có thể tham gia được nhưng có giới hạn…
Trước ngày 01/07/2016 thì độ tuổi du học Hàn Quốc được cực xuất nhập cảnh Hàn Quốc quy định là: Học hệ cao đẳng, đại học thì lấy tuổi dưới 24 tuổi
Từ 20/02/2017 thì cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc đã chọn ra được 65 trường đại học, cao đẳng có tỉ lệ du học sinh quốc tế bỏ trốn ra ngoài dưới 1%, các trường này được gọi là trường ưu tiên. Các trường ưu tiên này bộ tư pháp Hàn Quốc không quy định độ tuổi nhập học, nghĩa là nếu bạn từ 24 – 30 tuổi bạn vẫn có thể được nhận vào học bình thường trong các trường ưu tiên với điều kiện bạn tốt nghiệp chưa quá 3 năm.
Nếu đi du học tiếng visa D4-1 thì thời hạn chỉ đi được trong 3 năm sau khi tốt nghiệp. Nếu đi du học nghề thì: Có bằng trung cấp trở xuống lấy tới tuổi 25. Có bằng cao đẳng trở lên lấy tới tuổi 29.
Nhưng theo quan sát thực tế thì các trường đại học, cao đẳng ở Hàn Quốc cũng không muốn nhận các trường hợp có tuổi cao trên 26 tuổi, trừ khi ứng viên đó có học lực tốt, có tiếng Hàn tốt…).
Nếu bạn đã có bằng đại học rồi mà muốn sang Hàn Quốc du học hệ cao học, theo quy định củ cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc: Hệ cao học chỉ nhận những du học sinh quốc tế dưới 30 tuổi.
Hãy lên kế hoạch đi du học Hàn Quốc từ lúc còn trẻ tuổi, từ 18 tuổi đi du học là vừa. Hoặc học xong cấp 3 nếu vướng bận công việc thì chỉ 1-2 năm là đăng ký đi du học Hàn Quốc ngay khi tuổi còn trẻ sẽ cực kỳ thuận lợi.
Độ tuổi du học Hàn Quốc tốt nhất
Hệ cao đẳng (du học nghề), đại học: Nếu bạn dưới 24 tuổi thì bạn có thể chọn lựa được tất cả các trường đại học, cao đẳng của Hàn Quốc. Nếu bạn trên 24 tuổi thì bạn chỉ được chọn trường ưu tiên của Hàn Quốc. Nếu bạn cao tuổi thì còn xem xét trong các trường đại học ưu tiên kia có trường nào đồng ý nhận bạn hay không.
Hệ sau đại học: Hệ cao học thì nhận những ứng viên dưới 30 tuổi.
Kết luận: Với hệ cao đẳng, đại học thì độ tuổi du học Hàn Quốc phù hợp nhất là dưới 24 tuổi, hệ cao học là dưới 30 tuổi. Còn nếu bạn trên 24 tuổi mà muốn du học hệ cao đẳng hoặc đại học thì bạn có 1 lựa chọn tốt đó là đi du học nghề Hàn Quốc. Hãy tìm trực tiếp đến một số công ty làm dịch vụ du học Hàn Quốc lớn, uy tín để họ tư vấn chi tiết hơn.
Ngoài yếu tố về tuổi tác đi du học Hàn Quốc tự túc ra còn những yếu tố cực kỳ cơ bản khác các bạn có thể tìm hiểu ngay trên website: http://thanglongosc.vn/
Liệu một sinh viên du học Hàn Quốc để học tiếng Hàn có cần cung cấp các chứng chỉ TOPIK như 1 du học sinh Đại học? Vấn đề về trình độ tiếng Hàn là điều được rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam có ước mơ du học quan tâm. Nếu bạn có ước mơ và sẵng sàng tìm hiểu chi tiết để đi du học Hàn Quốc, bài viết này của VNPC sẽ gửi tới bạn rất nhiều thông tin hữu ích về những điều kiện du học Hàn Quốc thành công!
Nếu bạn muốn du học Hàn Quốc theo dạng học tiếng thì yêu cầu chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn là vấn đề bạn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, du học sinh cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
- Học sinh, sinh viên > 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học (nếu có)
- Thời gian trống kể từ thời điểm tốt nghiệp bằng cấp cao nhất không quá 3 năm (với trường visa thẳng thì thời gian trống không quá 2-3 năm; với trường thường thì có thể lên tới 3-4 năm)
- Điểm tổng kết trung bình tất cả các cấp học không dưới 6.0 (trường visa thẳng yêu cầu điểm tổng kết từ 7.0 trở lên trong khi trường thường chỉ yêu cầu từ 6.0 trở lên)
Việc du học tiếng tại Hàn Quốc từ 1-2 năm là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất giúp bạn tăng trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn lên nhanh nhất và đạt trình độ cao nhất (TOPIK 6). Thay vì thời gian từ 2-4 năm học tiếng tại Việt Nam. Đây cũng là bước đệm để các bạn đạt đủ trình độ tiếng và nhập học lên chuyên ngành Đại học hoặc Cao học tại Hàn Quốc.
Ứng viên phải thuộc một trong các trường ĐH lớn ở các nước đang phát triển ở Châu Á; được Đại học Hàn Quốc chấp nhận là Nghiên cứu sinh; đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần có của 01 nghiên cứu sinh; đồng thời phải chưa có bằng Tiến sĩ.
Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Hàn Quốc của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Hàn Quốc tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!
Câu chuyện đầu tiên bàn đến rượu được ghi lại trong Tam Quốc Di Sự, bộ sách nổi tiếng với câu chuyện về Quốc Vương Jumong lập ra vương quốc Goruyeo. Theo thần thoại, Haemosu – con trai của Thiên đế - đã chuốc say Yuhwa – con gái cả của Thủy Thần Habaek – và cùng ân ái rồi sinh ra Jumong. Tuy chỉ là thần thoại nhưng có thể thấy lịch sử về rượu ở Hàn Quốc đã có từ rất lâu đời.
Rượu Hàn Quốc được làm từ ngũ cốc như gạo, lúa mì và lúa mạch, và có thể được chia thành bốn loại. “Makgeolli” có nghĩa là mới chắt, đây là một thức uống có màu đục. Loại rượu chắt đến độ trong suốt thì được gọi là “Yakju” hoặc “Cheongju”, trong đó điểm khác biệt lớn nhất giữa Yakju và Cheongju là lượng men làm chất gây men.
Nếu hàm lượng men ít hơn 1% và sử dụng nguyên liệu từ gạo thì thành phẩm là Cheongju, còn nếu sử dụng men truyền thống thì sẽ cho ra Yakju. Nói một cách đơn giản, loại rượu có màu trong suốt với các thành phần thảo mộc không phải là ngũ cốc được gọi là Yakju và rượu có màu trong suốt chỉ làm từ ngũ cốc được gọi là Cheongju.
Cuối cùng là “Soju”, một loại rượu có được nhờ chưng cất Makgeolli, Yakju và Cheongju. Rượu Soju này khác với loại rượu Soju được đóng trong chai màu xanh lá cây mà bạn có thể mua ở siêu thị.
“Mariage” trong tiếng Pháp là hôn nhân, cũng được sử dụng để mô tả sự kết hợp hài hòa giữa thức ăn và đồ uống. Điều này cũng đúng khi nói đến ẩm thực Hàn Quốc. Tất nhiên sở thích ăn uống cá nhân của bạn có thể thay đổi, nhưng vẫn có một số cách kết hợp cơ bản để tăng hương vị của đồ uống và thức ăn. Những kết hợp khác nhau có thể được thực hiện tùy theo việc bạn thích mùi vị nào hơn. Ví dụ, nếu bạn thiên về hương vị và mùi thơm của đồ uống, hãy chọn thức ăn nhẹ, không có mùi nồng; hoặc nếu bạn muốn đồ uống hợp vị với thức ăn, hãy chọn loại đồ uống theo đặc tính của thức ăn. Các món ăn cay như kimchi om hay hải sản hầm rất hợp với đồ uống ngọt có nồng độ cồn thấp. Đối với những thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt lợn xối mỡ thái miếng, hãy chọn đồ uống có nồng độ cồn cao hoặc những loại có tính axit để làm sạch khoang miệng. Với các món tráng miệng của Hàn Quốc, đồ uống ngọt là sự lựa chọn hợp lí hơn đồ uống nhẹ. Điều này là do uống rượu nhẹ sau khi ăn đồ ngọt có thể khiến bạn bị đắng miệng. Đối với thực phẩm có tính axit mạnh như salad lạnh chua ngọt, hãy kết hợp nó với đồ uống có tính axit để tăng hương vị.
Để uống rượu đúng cách, trước hết bạn nên tìm hiểu về văn hóa. Ở Hàn Quốc, nghi thức uống rượu được đặc biệt coi trọng từ thời cổ đại. Một ví dụ điển hình về nghi thức liên quan đến rượu được lưu truyền từ Hàn Quốc là Nghi Thức Uống Rượu – Hyang-eum-ju-rye. Trong vương triều Joseon, các học giả và các nhà nho giáo tề tựu ở một trường Nho giáo để cùng đàm đạo và thưởng rượu. Trong Nghi Thức Uống Rượu, người đứng đầu vương triều làm chủ lễ, mời những người có học thức, phẩm hạnh cao đến dự. Các nghi thức rót và uống rượu được ghi chép trong một cuốn sách nói về Nghi Thức Uống Rượu. Hàn Quốc được mô tả là một nền văn hóa “cùng nhau uống rượu”, tức là người này rót cho người kia hoặc đổi ly. Tục lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Có những nghi thức cần tuân theo khi uống rượu với người hơn tuổi: khi rót rượu, người ít tuổi hơn sẽ rót rượu cho người lớn tuổi hơn và chỉ rót 70-80% ly chứ không rót đầy. Nếu là người ít tuổi hơn, bạn nên nâng ly bằng cả hai tay và cầm ly thấp hơn người hơn tuổi khi nâng ly chúc mừng. Khi bạn là người ít tuổi hơn uống rượu, việc hơi hơi quay đầu và lấy bàn tay còn lại che miệng và ly được coi là hành động lịch sự.